Dây chuyền lọc nước tinh khiết đóng bình đóng chai đang được nhiều người tiêu dùng sử dụng phổ biến. Nhất là những ngày nắng nóng, cơ thể cần hấp thu nhiều nước mà nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng nên sử dụng nước đóng bình cũng là một gợi ý thuận tiện và an toàn. Vì thế mà ngành công nghiệp này càng ngày càng phát triển thu hút sự đầu tư của các nhà doanh nghiệp.
Vậy trước khi muốn đầu tư vào lĩnh vực này thì các nhà doanh nghiệp phải tìm hiểu quy trình sản xuất nước tinh khiết đóng chai đóng bình như thế nào là điều cần thiết. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản nhất để các nhà doanh nghiệp có thể tự tin trước khi quyết định đầu tư sản xuất nhé.
Quy trình sản xuất nước tinh khiết
- Xác định tính chất nguồn nước: Các nhà doanh nghiệp dựa vào quy mô sản xuất lớn hay nhỏ mà sẽ lựa chọn nguồn nước sao cho phù hợp với công suất. Đối với các cơ sở có quy mô nhỏ sẽ lựa chọn nguồn nước máy. còn đối với sản xuất quy mô lớn thường nên chọn nguồn nước giếng. Nước giếng có chất lượng ổn định tiện lợi cho việc xử lý cũng như là có chi phí thấp hơn so với nước máy. Nếu như lựa chọn được nguồn nước tốt thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí sau này.
- Các nhà doanh nghiệp nên chú trọng lựa chọn nguồn nước tốt để đỡ phải liên tục phải bảo dưỡng, bảo trì hệ thống.về sau. Sau khi đã lựa chọn được nguồn nước giếng đã khoan, việc xét nghiệm tổng thể nguồn nước là cần thiết, việc này không chỉ giúp lựa chọn công nghệ – thiết bị lọc phù hợp mà nó còn để liên tục phải bảo dưỡng, bảo trì hệ thống. Căn cứ vào kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mà phải thông qua một hoặc nhiều quy trình sau
- Thiết bị lọc thô là hệ thống lọc đầu nguồn, lọc cặn, các tạp chất hữu cơ, nước bị đục,… cần loại bỏ bằng hệ thống này để chống nghẹt cho các thiết bị phía sau
- Thiết bị khử sắt và mangan: Nước đi qua bộ lọc cùng vật liệu là các chất có khả năng chuyển sắt (II) thành sắt (III) thông qua quá trình oxy hóa mạnh, sau khi kết tủa chúng được xả ra ngoài. Quá trình này sẽ làm bay mùi hôi của H2S. Sau đó nước sẽ được tiếp tục xử lý
- Thiết bị làm mềm và khử khoáng: trong nguồn nước giếng thông thường sẽ chứa nhiều các kim loại nặng nhất là canxi, sắt,… cần thiết phải được xử lý qua hệ thống trao đổi ion có khả năng loại bỏ những ion dương (Cation): Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, … Và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,… Sau đó nước xử lý thông qua hệ thống này sẽ chảy vào bồn chứa và tiếp tục xử lý
- Thiết bị khử mùi và màu: dùng bộ lọc tự động có chứa nhiều lớp vật liệu để xúc xả và loại bỏ cặn thô trên 5 micron, khử mùi và màu
- Cân bằng độ pH: cần điều chỉnh độ pH ở mức trung tính (6.5-7.5) để việc xử lý nước thuận tiện hơn. Các giai đoạn trên đều có mục đích là bảo vệ cũng như tăng tuổi thọ sử dụng của hệ thống màng RO trong hệ thống sản xuất chính.
- Thiết bị lọc tinh: dùng màng thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis): nước sẽ được đẩy lên hệ thống nhờ bơm áp cao, tùy theo chế độ điều chỉnh mà màng RO sẽ cho ra khoảng 20-70% lượng nước tinh khiết đi qua những lỗ nhỏ có kích thước 0.0001micron. Phần còn lại là nước chứa tạp chất, cặn, những ion kim loại,.. sẽ được xả bỏ. Sau khi lọc qua hệ thống này phần nước sẽ tinh khiết không còn vi khuẩn virus nhưng vẫn giữ được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể sẽ được tích trữ trong bồn chứa kín.
- Thiết bị tái diệt khuẩn bằng công nghệ Ozone và tia UV (Ultra-violet light): trong quá trình lưu trữ nước tinh khiết tại bồn chứa sẽ ít nhiều bị nhiễm khuẩn bởi tác động bên ngoài hoặc từ không khí nên trước khi đóng chai cần phải. Khi vào nước Ozone sẽ hấp thụ và diệt trừ vi khuẩn từ đó phân hủy thành một nguyên tử oxy sản phẩm đầu ra sẽ là nước và oxy nguyên chất tái tiệt trùng bằng tia UV để diệt khuẩn làm nước tinh khiết và có vị thanh ngọt hơn. Sau đó sẽ chưa qua hệ thống lọc tinh để lọc lần cuối loại bỏ hoàn toàn xác vi khuẩn.